Kết quả tìm kiếm cho "Ðổi thay nơi xóm biển"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 118
Mùa có hẹn, thềm rải nắng đón tháng Chín về trong trời chiều xào xạc, rợp bóng cánh cò trắng trên cánh đồng xa xa. Vừa thân quen, lại vừa xa lạ, sống đến từng này đời người, ta đã đi qua không biết bao nhiêu tháng Chín, ấy vậy mà tháng Chín vừa sang, lòng ta lại bâng khuâng, xao xuyến lạ lùng.
Chủ tịch Tôn Đức Thắng - nhà lãnh đạo mẫu mực, người cộng sản kiên trung, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời - suốt đời phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Với 92 tuổi đời, gần 70 năm liên tục hoạt động cách mạng, được Đảng, Nhà nước phân công giữ nhiều trọng trách, Chủ tịch Tôn Đức Thắng là người chiến sĩ kiên cường và mẫu mực, vị lãnh tụ kính mến và thân thiết, trọn đời đấu tranh vì độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của Nhân dân. Đồng chí là tấm gương sáng để các thế hệ học tập, noi theo.
Rõ là tay lái xe đang giở trò sàm sỡ. Dưới mấy gốc sanh già đang đổ bóng râm, tay lái xe một tay giữ chặt ghi đông xe đạp của cô gái, một tay quờ nhanh lên ngực cô. Có lên cơn thì bước về thành phố, ở đây không có đất cho mày giở trò mèo mả gà đồng.
Trái tim lớn của ông vừa ngừng đập sau 80 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong đó trọn 30 năm trong cơ quan Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 13 năm là Tổng Bí thư.
Thao thấy vui vui và chợt nhận ra, hình như không phải nhà phố là phải kín bưng, muốn mở hay không rõ ràng ở lòng mình.
Năm ấy cả xóm có một cái ti vi của nhà ông Lẫm. Nhà giàu có nhìn từ xa đã biết bởi cây tre đực dựng đứng như cây nêu, chỉ khác là thay vì cành tre là cái vành xe đạp bị cưa đứt một đoạn.
Đó là hoàn cảnh của bà Phan Thị Bé Ba (ngụ khóm Thị 1, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới) gần 70 tuổi, bệnh tật nhưng phải tảo tần nuôi con tâm trí không bình thường; chị Nguyễn Thị Phước (47 tuổi, ấp Trung Phú 6, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn) gia cảnh nghèo khó, không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Chạng vạng hôm ấy, dường như sông cũng khóc. Anh tôi đã mãi mãi ký gửi giấc mơ của mình cho dòng sông, những giấc mơ dằng dặc vô tận…
“Dì ơi, dì bảo bố mẹ cháu ly hôn đi, cháu không chịu nổi nữa”, cô bé 13 tuổi òa khóc khi clip mẹ đi đánh ghen bị tung lên mạng xã hội, bạn bè lén gửi cho nhau xem.
Nếu nhắm mắt lại và nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ tôi thì những tia nắng ấm áp sẽ lại chiếu rạng tâm hồn, đưa tôi quay về gốc cây của những ngày xưa cũ.
Tôi đi làm vào những năm đầu của thập niên 1980. Lần đầu bước chân vào công sở, đang dạ thưa với sếp thì chiếc điện thoại bàn đen bóng ở góc bàn đổ chuông, sếp trả lời gì đó với người đang ở đầu dây bên kia khiến tôi có ấn tượng về chiếc điện thoại đến tận bây giờ. Thời ấy, hầu hết các cơ quan chỉ có vài chiếc điện thoại, lắp ở phòng của các sếp và 1 chiếc ở văn phòng để dùng chung. Điện thoại ở văn phòng thường để trong hộp kính. Hết giờ làm việc, văn phòng khóa hộp lại, đề phòng mọi người sử dụng cho việc riêng. Rồi sau này đến chơi ở nhà bạn, vốn là một gia đình công chức cấp trung, thấy phòng khách bày chiếc piano, bên cạnh có chiếc điện thoại giả cổ… nhìn sang trọng càng khiến ấn tượng của tôi về chiếc điện thoại trở nên mạnh hơn.
Len ôm con gà vào bụng, bước thấp cao trên con đường đầy đá sỏi. Mẹ quang gánh đi phía sau. Sương sớm đùn lên hai bên con dốc, những ẩm ướt và thoáng lạnh sớm mai phủ buông trên bóng hai người lầm lũi đi về phía chợ...